Bài văn tả đồ vật gắn bó với em là dạng văn khá khó đòi hỏi yêu cầu cao. Đây là dạng văn tương đối khác so với việc tả con vật. Vì bài viết không chỉ khái quát đến đồ vật mà còn phải nêu được ý nghĩa vì sâu thẳm bên trong. Đây cũng là nguyên nhân lý do dẫn đến nhiều bài văn các em viết có phần lan man, không cảm xúc. Vậy liệu bài văn tả đồ vật gắn bó với em nên có độ dài bao nhiêu thì hợp lý? Cách viết như thế nào sẽ hay hơn?
Độ dài cần và đủ khi làm bài văn tả đồ vật gắn bó với em
Bài văn tả đồ vật gắn bó với em là mẫu văn bắt đầu xuất hiện ở lớp 5. Mẫu văn này thường được dùng nhiều trong các đề thi dành cho các em. Về cơ bản khi viết văn độ dài của bài viết cũng không quá dài. Thế nhưng văn viết cũng không được quá ngắn. Thay vào đó độ dài của bài viết đạt khoảng chừng 37 dòng tức là gần 1 mặt giấy hơn. Trong đó mỗi phân đoạn sẽ được bố trí với số dòng phù hợp. Cụ thể là:

– Mở bài vào bài viết các em nên viết khoảng 3 đến 4 dòng là được. Với số lượng này các em có thể khái quát được những ý cần nói với nội dung đạt chuẩn.
– Thân bài là phân khúc chiếm số lượng nhiều nhất. Tại đây các em bố trí đến gần 30 dòng của trang giấy để khái quát. Ví dụ như:
- Tả bao quát đồ vật: Khoảng chừng 3 đến 4 dòng
- Tả chi tiết đồ vật: Tầm khoảng 10 đến 15 dòng
- Khái quát về công dụng của đồ vật: Các em chỉ cần bố trí khoảng 5 đến 10 dòng là đủ
- Kỷ niệm liên quan: Số lượng tối thiểu là 3 đến 4 dòng
– Kết bài: Khi viết kết bài các em không cần phải viết quá nhiều. Thay vào đó các em chỉ cần gói gọn trong 2 đến 3 dòng là được.
Lưu ý: Khi viết để bài văn được hoàn chỉnh các em cần thể hiện thêm nhiều cảm xúc với các từ ngữ tình cảm hay. Như vậy sẽ gói gọn được những ý nghĩa chân thành và chân thực nhất.
Gợi ý dàn bài cho bài văn tả đồ vật gắn bó với em
Bài văn tả đồ vật gắn bó với em như cũng đã nói trên là bài văn khá khó. Các em không chỉ nắm rõ cách thức miêu tả mà còn phải thể hiện cảm xúc chân thành của mình. Vậy nên các mẹ cần tìm hiểu kỹ càng để giúp em có thể lấy được điểm tuyệt đối khi viết. Và để làm được điều ấy mẹ cần nắm rõ những “nguyên liệu chính” để làm cho “món ăn” hoàn chỉnh hỗ trợ bé. Cụ thể dưới đây là dàn ý để giúp bài văn của các em thêm phần hấp dẫn và đầy đủ hơn.

Mở bài
Mở bài được xem là “cánh cổng” thần kỳ tiếp cận đến người đọc. Vậy nên mở bài cần phải được chăm chút kỹ càng. Trong đó phân khúc này các em cần gói gọn được những ý chính như:
- Món đồ vật định tả là gì?
- Em có chúng từ bao giờ
- Em nhận được ở đâu và lý do vì sao
Ví dụ như món quà em tả là một chiếc cặp. Chiếc cặp là món quà mà bố em tặng khi em được danh trao tặng bằng khen người tốt việc tốt vào năm lớp 4.

Thân bài
Thân bài chính là “xương sống” của cả bài văn tả đồ vật gắn bó với em. Liệu bài viết hấp dẫn hay không sẽ phụ thuộc vào đây. Và hơn nữa phân khúc này cũng là lúc các em bắt đầu xuất hiện những sai sót xảy ra. Vậy nên để “khung xương” được chắc chắn và “cứng cáp” trong bài viết phải có:
– Tả bao quát món đồ. Ví dụ như hình dáng đồ vật ra sao? Kích thước lớn bé thế nào? Màu sắc của đồ vật có gì mới lạ.
– Tả từng bộ phận. Sau khi đã khái quát được món đồ sẽ đến chi tiết hơn. Tùy vào món đồ mà em định tả thì các viết sẽ khác nhau. Ví dụ như cặp sách thì có thể viết như mặt cặp mềm sơ lên em tay và có chút man mát. Nắp cặp hình chữ nhật vát ở 2 bên. Trên hình có in hình búp bê nô đùa ở cỏ xanh rất đẹp,…
– Tả công dụng của đồ vật. Với món đồ này em có thể làm được những? Đồ vật hỗ trợ em như thế nào hàng ngày? Các em chỉ cần gói gọn trong tầm 2 đến 3 công dụng là được nhé.
– Hoạt động hay kỷ niệm nào đó mà em gắn bó. Đối với ý này nếu em không viết cũng được. Thế nhưng thêm vào sẽ mang đến ý nghĩa hơn. Em chỉ cần viết chừng 3 đến 4 dòng thôi.

Kết bài
Kết bài là kết lại những gì em viết với các suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. Đó là tình cảm mà em dành cho đồ vật như thế nào? Hoặc có thể là em sẽ cất giữ, bảo quản ra sao? Ví dụ như “với chiếc cặp mà bố mua em thực sự rất thích nó. Vì đây món qua như là một dấu mốc đánh dấu những tháng ngày mà em cố gắng học tập. Em sẽ giữ mãi “người bạn thân thương này” cho đến mãi về sau”.
Lời kết
Bài văn tả đồ vật gắn bó với em có độ dài bao nhiêu là đạt chuẩn? Làm thế nào để có một bài viết hấp dẫn và ý nghĩa hơn? Với những gì đã được phân tích và làm sáng tỏ ở trên có lẽ giờ đây các em và các mẹ cũng đã hiểu hơn phần nào. Một khi áp dụng đúng những gì gợi ý bài viết sẽ thêm phần hoàn hảo với đầy đủ “gia vị”